Phẫu thuật lấy khối chửa, bảo tồn tử cung cho bệnh nhân chửa tại vết mổ/sẹo mổ lấy thai cũ


Ngày 28/6 Bệnh viện đa khoa Vị Xuyên tiếp nhận bệnh nhân nữ 25 tuổi vào viện trong tình trạng đau bụng vùng hạ vị, ra máu âm đạo. Qua khai thác bệnh sử: bệnh nhân chậm kinh 21 ngày đã đi siêu âm kiểm tra ở phòng khám tư  được chẩn đoán: Theo dõi chửa ngoài tử cung, ngày nay thấy đau bụng vùng dưới rốn, kèm ra máu âm đạo, chưa xử trí gì xin vào viện khám và điều trị.

Lúc vào: bệnh nhân tỉnh, không sốt, không nôn, tiếp xúc tốt; Thể trạng trung bình; Da niêm mạc hồng, không phù, không xuất huyết dưới da; Đau bụng lâm râm vùng hạ vị; khám lâm sàng; thăm trong cổ tử cung đóng kín, có ít máu đỏ thẫm ở lỗ cổ tử cung, thăm túi cùng trước sau không đau. Bệnh nhân đã được chỉ định làm các xét nghiệm cơ bản: huyết học, sinh hóa máu, định lượng BetaHCG; Siêu âm 4D ổ bụng tổng quát; siêu âm đầu dò âm đạo cho kết quả: Tử cung ngả trước, niêm mạc tử cung dày 15mm; có hình ảnh khối thai tương đương 7 tuần nằm tại vị trí sẹo mổ cũ; Hoạt động tim phôi tần số 119 ck/phút

Image Alt

Hình ảnh siêm âm đầu dò âm đạo, khối chửa tại vị trí vết mổ mặt trước của cơ tử cung

Với nhận định đây là bệnh hiếm gặp và là biến chứng thai sản nguy hiểm. Bệnh nhân đã được hội chẩn toàn viện và thống nhất phương pháp điều trị: phẫu thuật lấy khối chửa, bảo tồn tử cung được tối ưu lựa chọn. Chiều ngày 01/7 bệnh nhân đã được BSCKII Tạ Tiến Mạnh - Giám Đốc Bệnh Viện; BSCKI Nguyễn Thành Long - Trưởng Khoa Phụ Sản. cùng kíp gây mê đã thực hiện thành công ca phẫu thuật. Hiện tại bệnh nhân ổn định đang được theo dõi và chăm sóc hậu phẫu tại khoa Phụ sản.

Theo BSCKII: Tạ Tiến Mạnh - Giám Đốc Bệnh Viện: Chửa tại vết mổ cũng là một hình thái chửa ngoài tử cung. Bệnh hiếm khi gặp, tỷ lệ gặp khoảng 1/100 mắc phải trên các phụ nữ mang thai sau lần mổ đẻ trước đó. Người bị chửa tại vết mổ cũ có thể gặp các nguy cơ thai sản nguy hiểm sau: Băng huyết nếu sẩy thai tự nhiên; vỡ tử cung, rau cài răng lược…

Image Alt

Khối thai tại mặt trước eo tử cung được bóc tách

Chửa tại vết mổ cũ là hình thái làm tổ sai vị trí của trứng. Bình thường sau khi được thụ tinh, trứng thường di chuyển xuống đáy tử cung để làm tổ, vì đây là vị trí có lớp cơ đủ dày để thai nhi có thể sinh trưởng và phát triển an toàn. Vì một lý do nào đó mà trứng làm tổ và phát triển thành túi thai tại vị trí eo tử cung, nơi có vết sẹo mổ trong lần sinh nở trước. Bào thai trong quá trình phát triển sẽ bám vào cơ tử cung ở eo tử cung, đây là một vị trí có lớp cơ mỏng nên các gai của bánh rau có thể gây chèn thành bàng quang và tổn thương bàng quang, ruột. Mặt khác, tại eo tử cung đã tồn tại vết sẹo từ lần phẫu thuật sinh con trước đó, các mô sẹo này không có tính đàn hồi như các mô lành nên dễ làm vỡ tử cung, gây chảy máu ồ ạt vào trong ổ bụng.

Để phòng tránh biến chứng chửa tại vết mổ cũ: Tất cả phụ nữ đã từng mổ đẻ, khi mang thai lại cần kiểm tra bằng siêu âm để xác định vị trí của thai nhi. Trong trường hợp phát hiện bất thường, siêu âm Doppler cùng các cuộc hội chẩn sẽ giúp tìm ra biện pháp hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng. Nếu bào thai nằm ở vị trí bất thường, đặc biệt là nằm tại vết mổ cũ thì cần tiến hành bỏ thai càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng xảy ra khi kích thước thai lớn hơn. Ngoài ra, phụ nữ chửa tại vết mổ đẻ cũ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc gây sẩy thai, vì có thể gây vỡ tử cung dẫn đến băng huyết gây nguy hiểm đến tính mạng./.

Ninh Tiến Lai


Các bài đã đăng

Xem thêm

Giờ làm việc

Thứ 2 - thứ 6

Sáng: 07h00 - 11h30.

Chiều: 13h30 - 17h00.

 

vnpt i-office

Website Phin bản cũ

Mail Box

Website các đơn vị y tế
Thư viện ảnh

Cơ sở dữ liệu quốc gia về VBPL

danh sách cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng

Dịch vụ công mức độ 4

danh sách cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

danh sách cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học

Danh sách cơ sở đủ điều kiện diệt côn trùng diệt khuẩn