THỦ TỤC KHÁM BÊNH DÀNH CHO NGƯỜI BỆNH
1. Trường hợp người bệnh có thẻ BHYT:
- Người bệnh phải xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ xác định nhân thân, như: CMND, giấy tờ tùy thân có ảnh hoặc Thẻ học sinh đối với đối tượng là học sinh phổ thông.
- Trẻ em dưới 6 tuổi chỉ xuất trình thẻ, trường hợp không có thẻ phải xuất trình GKS hoặc giấy chứng sinh, khi chưa có giấy chứng sinh thì cần có xác nhận của thủ trưởng cơ sở y tế hoặc cha mẹ, người giám hộ vào HSBA làm căn cứ. Người giám hộ khi đi mang theo chứng minh thư nhân dân.
- Người tham gia BHYT trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ BHYT khi đến KCB phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ do BHXH cấp và giấy tờ xác định thân nhân.
- Người đã hiến bộ phận cơ thể nếu chưa có thẻ BHYT vẫn được hưởng chế độ BHYT nhưng thủ trưởng cơ sở y tế lấy bộ phận và người bệnh hoặc người nhà người bệnh ký xác nhận vào HSBA làm căn cứ.
2. Người bệnh khi tham gia khám chữa bệnh không sử dụng thẻ BHYT. Khi đăng ký khám quý khách chỉ cần thông báo thông tin hành chính của cá nhân, bao gồm: Tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, nghề nghiệp, số điện thoại liên lạc...với bộ phận Đăng ký để được đăng ký khám
3. Trường hợp cấp cứu phải xuất trình đủ giấy tờ bao gồm thẻ BHYT, CMND hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh trước khi ra viện.
4. Trường hợp chuyển tuyến:
- Người bệnh phải xuất trình giấy chuyển viện hoặc giấy hẹn (được sử dụng một lần) và thẻ BHYT, CMND theo quy định.
- Mỗi giấy chuyển tuyến, giấy hẹn có giá trị trong 10 ngày trong năm dương lịch (kể từ ngày ghi trên giấy chuyển tuyến hoặc ngày hẹn ghi trên giấy).
5. Trường hợp KCB không phải trong tình trạng cấp cứu khi đi học tập, công tác: được KCB tại cơ sở cùng tuyến chuyên môn kỹ thuật, khi đi khám bệnh cần xuất trình giấy công tác, quyết định đi học, giấy tờ đăng ký tạm trú (bản chính hoặc bản sao).
6. Trường hợp trái tuyến:
- Đối với tuyến huyện: thanh toán 100% chi phí nội trú, ngoại trú.
- Tuyến tỉnh: thanh toán 60% chỉ áp dụng cho nội trú, không áp dụng cho chi phí ngoại trú.
- Tuyến TW: thanh toán 40% cho nội trú, không áp dụng cho chi phí ngoại trú.
7. Một số quy định khác:
- Quy định thông tuyến KCB BHYT: từ 01/01/2016, người tham gia BHYT có đăng ký KCB ban đầu từ tuyến huyện trở xuống được KCB tại tuyến tương đương trong cùng địa bàn tỉnh
- Người Dân tộc thiểu số và Người nghèo đang sinh sống tại vùng có KTXH khó khăn, đặc biệt khó khăn, người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB tại bệnh viện tuyến huyện, chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh và TW.(Mã thẻ K1,K2,K3)
Thứ 2 - thứ 6
Sáng: 07h00 - 11h30.
Chiều: 13h30 - 17h00.