LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ ĐIỀU DƯỠNG


LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ ĐIỀU DƯỠNG

            Ngày Quốc tế điều dưỡng hàng năm được các nước trên thế giới tổ chức vào ngày 12 tháng 5, ngày sinh của bà Florence Nightingale, nhằm tưởng nhớ những cống hiến to lớn của bà đối với việc hình thành và phát triển của ngành điều dưỡng hiện đại cũng như sự ghi nhận, tôn vinh của xã hội về vai trò của người điều dưỡng trong chăm sóc con người đặc biệt là chăm sóc người bệnh.

     Florence Nightingale (1820 -1910) sinh ra trong một gia đình giàu có ở Anh. Từ nhỏ, bà đã thể hiện thiện tính và hoài bão được giúp đỡ người nghèo. Năm 1847, bà vào học và làm việc tại bệnh viện Kaiserswerth (Đức) dù gặp nhiều trở ngại về quan điểm xã hội và gia đình đối với nữ giới khi tham gia học về y và làm việc tại bệnh viện. Năm 1853, bà học thêm ở Paris ( Pháp) sau đó trở lại London và điều hành một bệnh viện. Năm 30 tuổi, bà đã trở thành người điều hành và tổ chức chăm sóc sức khỏe cho những người nghèo khổ tại London, sắp xếp hợp lý và đưa ra các tiêu chuẩn cho công tác điều dưỡng. Trong vòng 2 năm, bà đã trở thành một trong những nhà lãnh đạo uy tín tại các bệnh viện nước Anh.

Ảnh: Florence Nightingale (1820 -1910)

     Những năm 1854 -1855, chiến tranh Crimee nổ ra, bà được chính phủ Anh điều sang Thổ Nhĩ Kỳ với cương vị chỉ huy đội điều dưỡng và tổ chức chăm sóc thương bệnh binh của quân đội Hoàng Gia Anh tại mặt trận cùng với 38 phụ nữ Anh khác. Lúc này, các bệnh viện tiền phương luôn trong tình trạng bẩn thỉu. Bà đã đưa ra lý thuyết về khoa học vệ sinh trong các cơ sở y tế và yêu cầu phải dọn dẹp sạch sẽ để đảm bảo công tác vệ sinh, chống nhiễm trùng. Vì vậy, Bà là người đầu tiên đặt nền móng về vệ sinh trong các cơ sở y tế và nhờ đó đã giúp giảm tỉ lệ chết của thương binh do nhiễm trùng từ 43% xuống còn 2%. Trong đêm, Florence thường cầm đèn đi chăm sóc từng thương bệnh binh. Hình ảnh này đã để lại trong trí nhớ và tình cảm của nghững người thương binh hồi đó, vì thế, các thương binh đã đặt cho bà danh hiệu “ Nữ công tước với cây đèn” hay “ Thiên thần trong bệnh viện”.

Ảnh: Florence Nightingale với cây đèn bên giường bệnh

     Sau khi trở lại nước Anh, bệnh tật mắc phải trong chiến tranh Crimee đã làm cho Florence Nightingale mất khả năng làm việc trực tiếp tại bệnh viện.  Bà được dân chúng và những người lính Anh tặng món quà 50.000 bảng Anh để chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, bã đã dùng số tiền này sử dụng trong việc thành lập Trường điều dưỡng Nightingale tại Bệnh viện st. Thomas, London vào năm 1960 (nay là một phần của Trường King College London) cùng với trương trình đào tạo 1 năm. Sự kiện này đã đặt nền tảng cho hệ thống đào tạo điều dưỡng không chỉ ở nước Anh mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới. Kể cả khi sức khỏe suy yếu đến không còn đi lại được, Nightingale vẫn được chính phủ Mỹ luôn xin ý kiến của bà về việc tổ chức các bệnh viện dã chiến để chăm sóc các thương bệnh binh tại chiến trường trong cuộc nội chiến Mỹ.  Florence Nightingale mất ngày 13/8/1910. Nghi thức thắp đèn dầu và đọc lời thể của Florence Nightingale đã trở thành nghi thức chính thức của sinh viên điều dưỡng trong lễ tốt nghiệp của nhiều trường điều dưỡng trên thế giới.

     Ngày 12/5/1965 Hội đồng quốc tế điều dưỡng đã tổ chức họp và quyết định lấy ngày 12/5 hàng năm, ngày sinh của Florence Nightingale là ngày Quốc tế điều dưỡng để tôn vinh, tưởng nhớ công lao của bà và khẳng định quyết tâm tiếp tục sự nghiệp mà bà đã xây dựng và Florence Nightingale đã trở thành người mẹ tinh thần của nghành diều dưỡng thế giới.

     Năm 2020, nhân dịp kỉ niệm 200 năm ngày sinh của Bà Florence Nightingale , WHO thống nhất và phối hợp với hội đồng Điều dưỡng thế giới chỉ định là Năm quốc tế Điều dưỡng và Hộ sinh để tôn vinh những đóng góp quan trọng của điều dưỡng, hộ sinh trong cung cấp các dịch vụ y tế và nâng cao vị thế của điều dưỡng, nữ hộ sinh trên toàn thế giới. Đây là những người dành cả cuộc đời để chăm sóc, hỗ trợ bà mẹ, trẻ em, người già, những người cần chăm sóc, hỗ trợ sức khỏe không chỉ tại các bệnh viện mà họ cũng là những người thực hiện những hoạt động chăm sóc đầu tiên tại cộng đồng./.

                                                                                                                BS. Tạ Tiến Mạnh

                                                     (Dựa theo tài liệu của cục QLKCB)

Tạ Tiến Mạnh


Các bài đã đăng

Xem thêm

Giờ làm việc

Thứ 2 - thứ 6

Sáng: 07h00 - 11h30.

Chiều: 13h30 - 17h00.

 

vnpt i-office

Website Phin bản cũ

Mail Box

Website các đơn vị y tế
Thư viện ảnh

Cơ sở dữ liệu quốc gia về VBPL

danh sách cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng

Dịch vụ công mức độ 4

danh sách cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

danh sách cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học

Danh sách cơ sở đủ điều kiện diệt côn trùng diệt khuẩn